Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

10 Câu đố VUI HỌC LỜI CHÚA: 1. Kể tên 10 tai vạ theo thứ tự trong sách Xuất 7-11 (Mẹo: Hỏi Em Mớ Rau Dền, Gắng Mời Cụ Tô Canh. Chẳng hạn Hỏi = Hôi; Canh = Con Chết). ➢ Nước sông bị hôi thối ➢ Loài ếch nhái ➢ Muỗi ➢ Ruồi mòng ➢ Súc vật bị dịch lệ ➢ Ghẻ chốc ➢ Mưa đá ➢ Cào cào ➢ Sự tối tăm rất dày trong 3 ngày đến nỗi người ta không thấy nhau được. ➢ Hết thảy con trưởng nam trong xứ Ê-díp-tô phải chết, kể cả mọi con đầu lòng của súc vật nữa. 2. Tại sao dân Ga-ba-ôn cầu cứu với Giô-suê? (coi G# 10) ➢ Sau khi năm vua A-mô-rít tức là vua Giê-ru-sa-lem, vua Hếp-rôn, vua Giạt-mút, vua La-ki và vua Éc-lôn hay tin rằng dân Ga-ba-ôn đã lập hòa với dân Y-sơ-ra-ên thì họ sợ và họ nhóm hiệp nhau lại cùng hết thảy quân lính kéo lên đóng trại trước Ga-ba-ôn để hãm đánh thành nên Ga-ba-ôn cầu cứu với Giô-suê. 3. Y-sa-ca là con thứ mấy của ông Gia-cốp? A-sê là con thứ mấy của Gia-cốp? ➢ Y-sa-ca là con thứ 9 của ông Gia-cốp ➢ A-sê là con thứ 8 của ông Gia-cốp 4. Giô-suê phạt dân Ga-ba-ôn cách nào ? (G #9) ➢ Giô-suê phạt dân Ga-ba-ôn bằng cách cho họ đốn củi và xãhs nước cho hội chúng và cho bàn thờ của Đức Giê-hô-va tại trong nơi Ngài chọn lựa. 5. Trong chương G #10, câu nào diễn tả ông Giô-suê dùng chiến sách “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị” ? ➢ Câu 9: Vậy, Giô-suê ở Ginh-ganh đi trọn đêm, rồi chợt đến áp chúng nó 6. Trong G #10, câu nào diễn tả thời gian như ngừng trôi? ➢ Câu 13: Mặt trời bèn dừng, mặt trăng liền ngừng... 7. Trong G #10, mấy vua nào bị nhốt trong hang đá tại Ma-kê-đa ? Tên gì? ➢ Có năm vua bị nhốt trong hang đá tại Ma-kê-đa là: vua Giê-ru-sa- lem, vua Hếp-rôn, vua Giạt-mút, vua La-ki và vua Éc-lôn. 8. Giô-suê tiêu diệt tất cả bao nhiêu vua vùng Tây sông Giô-đanh? ➢ 31 vua 9. Mấy chi phái được chia miền Đông sông Giô-đanh? Kể tên. ➢ Hai chi phái và phân nửa chi phái Ma-na-se: chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se 10. Xem chương 14, câu nào diễn tả Ca-lép 85 tuổi còn khỏe? ➢ Câu 11: Rày tôi cũng còn mạnh khỏe như ngày Môi-se sai tôi đi; tôi vẫn còn sức mà tôi có hồi đó, đặng đi dánh giặc, hoặc vào ra.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

10 thế hệ thuộc dòng dõi Sết

10 thế hệ thuộc dòng dõi của Sết theo STK 5 Tên Tuổi Thọ Ghi chú 1 A-đam 930 ADAM 2 Sết 912 SETH, con thứ 3 của A-đam 3 Ê-nót 950 ENOS 4 Kê-nan 910 CAINAN 5 Ma-ha-la-le 895 MAHALALEEL 6 Giê-rệt 962 JARED 7 Hê-nóc 365 ENOCH, Đồng đi với Chúa 300 năm 8 Mê-tu-sê-la 969 METHUSELAH, Người thọ nhất 9 Lê-méc 777 LAMECH 10 Nô-ê 950 NOAH, STK 9:29

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Lực Bất Tòng Tâm

 


Nguồn gốc câu thành ngữ (theo tiengtrunganhduong.com)

Câu thành ngữ này có một điển tích điển cổ, một câu chuyện từ thời Đông Hán. Có một người tên Ban Siêu sống vào thời Đông Hán. Minh Đế phái Ban Siêu dẫn vài chục quân lính đi Tây vực dẹp loạn. Ban Siêu đã nhiều lần lập công, chiến công hiển hách. Ông sống ở Tây vực 27 năm, lúc mới đến vẫn còn là một thanh niên trai tráng, đến giờ thì đã tuổi cao sức yếu. Vốn là một người già lại bệnh tật khắp người Ban Siêu chỉ muốn về quê hương. Ông viết một bức thư bày tỏ ý muốn của mình rồi nhờ con trai đem trình lên vua Lưu Triệu. Tuy nhiên bức thư lại không đến tay của nhà vua.

Thấy vậy con gái ông liền viết một bức thư khác dâng lên vua nói rõ ý của cha. Trong bức thư có viết là Ban Siêu này đã hơn 60 tuổi rồi cũng là người lớn tuổi nhất trong số tất cả những người đến Tây vực. Tóc đã bạc, mắt đã mờ chân đã yếu, tay cũng không còn linh hoạt như trước. Nhỡ Tây vực xảy ra bạo loạn thì Ban Siêu khó mà có thể trở về quê để thỏa nỗi nhớ quê nhà của mình. Nhà vua khi đọc được bức thư thì hạ chỉ đưa Ban Siêu về nước. Nhưng chỉ về đến Lạc Dương chưa đầy 1 tháng thì bệnh ông trở nặng và qua đời. Dù rất muốn về đến quê nhà nhưng sức lực không cho phép ông không hoàn thành được ước nguyện của mình. 

Từ câu chuyện đó mà ngày nay người ta vẫn dùng thành ngữ “lực bất tòng tâm” so sánh với sự bất lực khi không làm được việc theo ý mình vì sức lực và khả năng không đủ. 

Lực bất tòng tâm:  

Mathio 26:41   41 Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.   

    Matthew 26:41  Watch and pray, lest you enter into temptation. The spirit indeed is willing, but the flesh is weak.” New King James Version

Mac 14:38   38 Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.

    New King James Version (Mark 14:38)

Watch and pray, lest you enter into temptation. The spirit indeed is willing, but the flesh is weak.”

要警醒祷告,免得陷入试探。你们心灵虽然愿意,肉体却是软弱的。”

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

Thực bất tri kỳ vị

 Thực bất tri kỳ vị.

Nhiều người hiểu lầm đây là câu khen người (quân tử ăn không cần ngon), thực ra đây là câu chê: người mà tâm không chính thì ăn cũng không biết mùi vi.  Câu này trích từ chương Tu Thân, chương thứ 7 của sách Đại Học.

http://www.cohanvan.com/nho-dhao/Tu-thu/dhai-hoc (tác giả Lỗ Bình Sơn).

所謂修身在正其心者:身有所忿則不得其正有所恐懼則不得其正有所好樂則不得其正有所憂患則不得其正

Sở vị tu thân tại chính kì tâm giảthân hữu sở phẫn chí, tắc bất đắc kì chính; hữu sở khủng cụ, tắc bất đắc kì chính; hữu sở hiếu lạc, tắc bất đắc kì chính; hữu sở ưu hoạn, tắc bất đắc kì chính.

Nói rằng sửa mình (tu thân) trước hết chính là làm cho lòng mình ngay thẳng (chính kì tâm). Nếu như mình có điều giận dữ,  thì lòng sẽ không ngay thẳng,  nếu như có điều sợ hãi,  thì lòng sẽ không ngay thẳng;  nếu như có điều ham muốn thì lòng sẽ không ngay thẳng;  nếu như có điều ưa thích,  thì lòng sẽ không ngay thẳng;  nếu như có điều lo lắng,  thì lòng sẽ không ngay thẳng.

 

 

心不在焉視而不見聽而不聞食而不知其味。此謂修身在正其心。

Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị. Thử vị tu thân tại chính kì tâm.

Nếu tâm trí không để vào đó,  thì dẫu nhìn mà chẳng thấy,  dẫu để tai mà chẳng nghe,  dẫu ăn mà chẳng biết mùi vị. Như vậy nên gọi là sửa mình cốt ở chỗ làm cho lòng (cái tâm) mình ngay thẳng.

 

Nếu tâm trí không để vào đó,  thì dẫu nhìn mà chẳng thấy,  dẫu để tai mà chẳng nghe,  dẫu ăn mà chẳng biết mùi vị. Như vậy nên gọi là sửa mình cốt ở chỗ làm cho lòng (cái tâm) mình ngay thẳng.

Câu dịch nghĩa theo https://tiengtrunganhduong.com/sach-tu-thu-dai-hoc.htm#ch%C6%B0%C6%A1ng%208

 

1. Nếu muốn tu dưỡng phẩm cách đạo đức, trước hết phải giữ cho lòng mình ngay thẳng. Đạo lý ở chỗ nào?

Nếu như mình tức giận, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.

Nếu như mình lo sợ, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.

Nếu như mình quá vui vẻ, thích thú, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.

Nếu như mình lo lắng, buồn phiền, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.

 

2. Một khi lòng mình chẳng được ngay thẳng thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng không hay, có ăn gì cũng không biết mùi vị.

Đạo lý tu dưỡng phẩm đức trước hết cần phải giữ lòng mình ngay thẳng là như vậy.

Kính Lão Đắc Thọ

 





敬老得寿


Thọ (shòu):  壽 (phồn) 寿 (giản)

Tục ngữ VN: yêu trẻ, trẻ tới nhà; kính già, già để tuổi cho. 

Kinh Thánh:  
Kính Chúa đắc thọ.  Sách Châm Ngôn 10:27a "Sự kính sợ Đức Giê-hô-va gia thêm ngày tháng." 
Proverb 10:27a "The fear of the Lord prolongs days". 

Bản dịch TK Công giáo: Châm Ngôn 10:27a "Ai kính sợ Đức Chúa sẽ được trường thọ".

Dục Tốc Bất Đạt

 


Dục tốc (tắc) bất đạt
đạt   (达)
Phân tích chữ Đạt (phồn thể): Thổ + Dương + Sước

Muốn nhanh thành hỏng (việc)
Đi đâu mà vội mà vàng, 
mà vấp phải đá, 
mà quàng phải dây.

Haste Makes Waste

KT:
Châm Ngôn 19:2b Kẻ nào vội bước bị vấp phạm

Ch Ngôn 18:13 Trả lời trước khi nghe.  Ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm như vậy.

Ch Ngôn 29:20 Con có thấy kẻ hấp tấp trong lời nói mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có sự trông cậy hơn hắn. 

An Cư Lạc Nghiệp

 



"Lạc nghiệp" theo phồn thể:

"live in peace and work happily"

Truyền Đạo (TL), chương 8