Những
câu hỏi về Tuần Lễ Thánh
1.
Tiệc thánh
Chúa Giê-su dự cùng 12 sứ đồ có trùng với ngày lễ Vượt qua và lễ ăn bánh không
men không?
Đáp: Đối chiếu
với lịch Do Thái, ngày 14 tháng Nisan (nhằm ngày thứ Sáu), là ngày chuẩn bị lễ
Vượt-qua (Erev Pesach), trùng với biến cố Good Friday, là ngày Chúa Giê-su thọ
hình. Vì vậy, Tiệc Cuối Cùng (the Last Supper) xảy ra ngày trước đó (13 Nisan),
nhằm ngày thứ Năm. Vậy, Chúa Giê-su chết trước lễ Passover bắt đầu từ 15 Nisan
và kéo dài tới 21 Nisan cho người Do Thái trong xứ (tới 22 Nisan cho người Do thái
lưu vong). Vậy, không nên gọi Ngày Lễ Vượt
qua mà nên gọi Mùa Lễ Vượt qua vì Lễ này kéo dài 7 ngày cho người Do Thái quốc nội,
8 ngày cho người lưu vong.
2.
Chúa chết
trước ngày Sa-bát năm đó phải không?
Đáp: Chúa tắt hơi
lúc 3 giờ chiều (giờ thứ chín) ngày thứ Sáu 14 Nisan, còn ngày Sa-bát là 15 Nisan,
bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày thứ Sáu theo dương lịch.
3.
Ngày Chúa
phục sinh có liên quan gì đến Lễ dâng bó lúa (Omer) hay Shavuoth, hay Lễ Các
Tuần?
Đáp:
Chúa phục sinh vào ngày thứ hai của Lễ
Vượt qua, nhằm ngày OMER-1, tức ngày đầu tiên của loạt 49 ngày dân Do Thái phải
đếm từng ngày (từ chiều hôm trước vì ngày Do Thái bắt đầu từ 6 giờ chiều), OMER-2,
OMER-3….đến OMER-49 vào ngày 5 tháng Sivan, ngày này nhằm ngày Sa-bát. Vậy là sau khi trải qua 49 ngày hay 7 tuần lễ, họ mừng lễ Shavuoth tưng bừng.
Lễ này có 3 ý nghĩa: kỷ niệm ngày Đức
Giê-hô-va ban cho 10 điều răn tại núi Si-nai; nhớ lại giao ước Đức Chúa Trời
hứa ban ơn phước cho dân sự nếu dân sự cứ trung tín với Chúa; mừng thu hoạch
mùa màng (harvest festival).
Ngày lễ Shavuoth lại trùng với lễ
Pentecost (lễ Ngũ Tuần, Ngũ Thập, 50 ngày sau khi Chúa Giê-su phục sinh, 10 ngày
sau khi Chúa thăng thiên) khi Đức Thánh Linh giáng xuống các môn đồ như lưỡi
lửa ghi trong CV 2.
Châu Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét